Từ trái sang: Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trịnh Công Sơn, (chụp trong khai mạc triển lãm ảnh Dương Minh Long tại Huế 1995)
Trong
ngành tư pháp, trước toà án hay trong vòng điều tra, một lời khai báo
gian dối, không đúng sự thật được xem là một trọng tội; xâm phạm trực
tiếp đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người khác.
Nếu
người làm chứng khai báo gian dối khác với sự thật mà mình biết thì sẽ
gây rất nhiều khó khăn trong công tác điều tra của cơ quan chức năng. Do
đó, pháp luật có những quy định và hình phạt đối với hành vi người làm
chứng
gian.
Ngày
nay tại hải ngoại, nơi có nhiều người Việt đang sinh sống, chúng ta
thấy và nghe đầy dẫy những lời chứng gian trong các địa hạt, nhiều nhất
hiện nay là món “dược thảo!” Ðể củng cố lòng tin của khách tiêu dùng,
người ta
đã mời rất nhiều khuôn mặt nổi tiếng trong cộng đồng trong giới thể
thao, điện ảnh, âm nhạc, sân khấu…
để mời mọc giới tiêu thụ bằng những lời lẽ không thật, gian dối, tức là
những lời chứng gian.
Tâm
lý quần chúng là nghe theo những lời chứng này. “Thuốc không hay sao
trên đài phát thanh và truyền hình người ta khen dữ vậy!” “Thuốc không
hay sao diễn viên này khen, ca sĩ nọ giới thiệu!”
Cuối
cùng họ đem số phận và sức khỏe của mình thử thách cùng một loại nghệ
thuật quảng cáo rất tầm thường nhưng có mãnh lực thu hút và nhồi nhét ý
niệm rất mạnh mẽ!
Quần
chúng thì chạy theo thần tượng, tên tuổi nên “cả tin” những gì họ nói,
phô này, đôi khi cả những lời thề thốt, nhưng sự thật chưa bao giờ người
quảng cáo có can đảm, uống một viên thuốc hay dùng sản phẩm của viện
bào
chế hay nhà sản xuất nọ đưa ra thị trường. Cựu ứng viên Tổng thống Mỹ
Bob Dole năm 70 tuổi đã quảng cáo cho loại thuốc cường dương Viagara,
nhưng liệu thứ thuốc này hiệu nghiệm với ông như thế nào, vì đây là
chuyện phòng the riêng tư của vợ chồng ông.
Trong
chuyện chính trị, nói dối và hứa gian là những chuyện thường tình. Ðể
tuyên truyền hay tán dương cho một chế độ người ta đã không thương tiếc
khi dùng những kẻ gian dối để làm chứng gian cho họ, và những kẻ chứng
gian đã
sẵn sàng bỏ qua lương tâm và sự thật để “biểu diễn lập trường,” trả nợ
cơm áo hay vì sợ hãi cường quyền.
Vụ
thảm sát Mậu Thân tại Huế năm 1968, qua cuốn phim của Lê Phong Lan với
những “nhân chứng” xứ Huế như Nguyễn Ðắc Xuân , Hoàng Phủ Ngọc Tường và
Trịnh Công Sơn là những chuyện làm chứng gian nguy hiểm nhất!
Trong
một khúc phim, Lê Phong Lan phỏng vấn Nguyễn Ðắc Xuân, Xuân đã
phủ nhận hoàn toàn chuyện thảm sát, nghĩa là Cộng Sản không giết ai cả,
đây là do phản kích tâm lý chiến của phe VNCH, và Huế là nơi duy
nhất đã
đạt được cả hai mục tiêu “tấn công” và “nổi dậy”. Sự thật việc “tổng
nổi dậy” là một chuyện hoang tưởng của phe Cộng Sản, không ai minh chứng
được tên tuổi hay đơn vị quân đội, quần chúng địa phương nào đã “nổi
dậy!” Sự thật là Việt Cộng đi đến đâu, dân Huế
bỏ chạy đến đó, nghe chữ Việt Cộng là dân Huế “vãi đái” rồi. Ðây cũng
là một thứ miệng lưỡi gian xảo của một người chứng gian được gọi là nhà
“sử học!” Hay ông cho rằng quân nổi dậy được đếm trên đầu ngón tay, là
anh em nhà họ Hoàng, cha con Nguyễn Ðoá và
ông?
Hoàng
Phủ Ngọc Tường là một chứng gian tệ hại hơn. Luôn luôn nói rằng mình,
trong thời gian Tết Mậu Thân, không có mặt ở Huế, nhưng trước ống kính
truyền hình quốc tế thì Tường làm chứng gian rằng mình đã “lội” trong
máu, mà
không biết, khi bật đèn pin lên mới thấy đó là máu của 200 nạn nhân,
trong một cuộc ném bom vào một bệnh viện trong thành nội Huế. Tôi chưa
nói đến sự phi lý máu của 200 người chảy từ bệnh viện ra đường, thứ máu
không đông đến nỗi ngập đường mà ông Tường phải
“lội” mà không nghe mùi tanh. Tường cũng làm chứng gian nói rằng những
phụ nữ miền Nam mang thai, có chồng tập kết ra Bắc đều bị công an, cảnh
sát đạp cho văng thai nhi ra ngoài, và công chức Huế mỗi ngày Lễ Tết đều
phải đến quỳ lạy tại nhà ông Ngô Ðình Cẩn.
(số này đương nhiên là phải có HPNT và tác giả bài viết này!)
Khi
nghe Nguyễn Ðắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường “ăn gian nói dối” chúng ta
không ngạc nhiên vì họ là những người Cộng Sản, nhưng đến phiên Trịnh
Công Sơn, một nhạc sĩ có tài đã để lại nhiều sự ái mộ trong lòng quần
chúng, cũng
chịu làm chứng gian cho bộ phim chối tội “Mậu Thân 1968” của Lê Phong
Lan thì chúng ta hoàn toàn thất vọng!
Phát biểu của Trịnh Công Sơn trong bộ phim Mậu Thân 1968 của Lê Phong Lan là: “
…quân đội Bắc Việt Nam vô cùng nghiêm túc, kỷ luật, không hề có chuyện thảm sát!”.
Tôi
là một nhân chứng có mặt Huế trong suốt thời gian 24 ngày trước khi
quân Việt Cộng rút ra khỏi Huế. Trong thời gian này, gia đình Trịnh Công
Sơn, có cả Ðinh Cường từ Saigon ra ăn Tết với Sơn, đã từ Phú Cam (nhà
Sơn) chạy
về trường Trung Học Kiểu Mẫu (toà Khâm Sứ cũ) được dùng như một trại
tạm cư để tránh Việt Cộng.
Từ
Saigon ra, gia đình tôi cũng từ Chợ Cống tránh VC chạy về đây. TCS đã ở
đây cho đến ngày VC rút ra khỏi thành phố. Như vậy trong những ngày
này, lúc nào, ở đâu, TCS đã tiếp xúc với bộ đội Bắc Việt, để có nhận xét
rằng:
“quân đội Bắc Việt Nam vô cùng nghiêm túc, kỷ luật, không hề có chuyện thảm sát?”
Vậy thì ai là thủ phạm? Hay mấy nghìn dân Huế cùng nhau tự trói mình, tự nhảy xuống hầm và cùng… tự sát?
Nếu
VC gặp một thanh niên đeo kính trắng, trắng trẻo, tóc dài, dáng dấp thư
sinh như TCS thì chắc chắn người nhạc sĩ này không thoát cảnh nằm chung
với đồng bào trong các hầm chôn tập thể. Thời đó, bọn ở trong rừng ra,
biết TCS
là ai?
Lời chứng gian này là một điều xúc phạm đến nỗi đau của hàng nhìn gia đình có thân nhân chôn chung trong 22 hầm tập thể.
Vậy mà Lê Phong Lan dám nói rằng: “Không có nhân chứng nào có thể nói dối trong những cuộc phỏng vấn này.”
Huy Phương
No comments:
Post a Comment